
Từ thời còn trẻ tôi đã không thích nghe tiếng Việt pha tiếng Anh. Nếu một câu có 70% tiếng Việt và 30% tiếng Anh thì đại não của tôi sẽ lên tiếng chỉ đạo rằng câu tôi vừa nghe là tiếng quần đảo Fiji.
Cho tới bây giờ, tôi vẫn chỉ nói một thứ tiếng, hoặc tiếng Việt từ a đến y có đủ á ớ bờ cờ, hoặc tiếng Anh từ a đến z (ở giữa có đủ ép-phờ, giây, đáp-bờ-l-iu đàng hoàng). Hiện giờ người Việt ở nước ngoài chỉ có một số ít nói tiếng thuần Việt, còn thì phần lớn người Việt ở Trung Quốc nói tiếng Việt Trung, người Việt ở Nhật nói tiếng Việt Nhật, người Việt ở Tây Ban Nha nói tiếng Việt Nha.
Các bạn gọi đây là truyền bá tư tưởng sử dụng tiếng Việt trong sáng cũng được, nhưng ngày thường chúng tôi cảm thấy rất thú vị khi có các cuộc đối thoại tiếng Việt trong sáng, vui tươi, nhí nhảnh toàn răng .
Huyền (người nước ngoài gọi là Clare, người Việt trước mặt người nước ngoài gọi là Cờ-lê):
"Tiếng Việt của mình càng ngày càng đỉnh cao và đầy sáng tạo . Cứ gọi là Việt hóa diện rộng mọi từ tiếng Anh xưa nay giới trẻ chúng mình chuộng dùng. Giờ mình không nói là team, mà mình nói là đội. Mình không gọi là Singapore mà mình gọi là Tân Gia Ba. Mình cũng không gọi là search, mà mình gọi là tìm kiếm. Hị hị
"
Mây:
"Bạn Cờ-lê (từ mượn) thân mến,
Chữ "copy" lẽ ra bạn nên để là "sao chép". Mình chỉ dám nhắc nhẹ thế thôi chứ biết tiếng Việt của bạn đỉnh cao ngất ngưởng rồi. Tuy thế hôm nay trên YM mình nhìn thấy rõ ràng bạn viết tiếng Việt mà bạn còn phải mở ngoặc "tiếng Việt" rồi đóng cái ngoặc lại nữa nhé. Mình trộm nghĩ sao bạn lại cần làm vậy...
Nói thì bạn ứ tin, chứ đội mình ở tầng thứ ba mươi bảy nhớ bạn lắm. Hôm nào bạn lên bàn chúng mình ăn kẹo bạc hà (mỗi lần xuống tầng thứ tám đội mình nhón lấy vài cái), xem cái cây mình trồng, và ngắm cảnh đi. Nếu bạn ngồi ở Phòng thư giãn cạnh bếp để ăn trưa, bạn sẽ thấy mưa bay từ Sân bay Chang-i (phiên âm) bay về Thành phố Ráp-phờ. Bạn cũng sẽ thấy những cụm mây nhỏ len giữa Tháp số bốn Thành phố Xăn-tếch của chúng mình và tháp gì đối diện nối với tháp mình bằng Đường đi bộ Thiên niên kỷ ấy. Tầng mình còn có kính viễn vọng, nơi bạn có thể nhìn thấy người bên tháp bên kia đang làm gì (cái này kỳ thú!).
Giờ là nửa đêm rồi, gà chưa gáy nhưng mình phải lên chuồng. Thiết nghĩ Việt Nam chắc tự hào lắm vì ở hòn đảo ngư sư (hay sư ngư?) xa xôi có những đứa con luôn biết hướng về Tổ quốc và biết nói tiếng Việt chuẩn như chúng mình :">.
Mong sớm gặp bạn,
Mây"
Từ gì tiếng Anh có thì tiếng Việt cũng có hết. Các bạn cứ thử trong sáng một lần cho biết nhé!

Bạn Mây thân mến, đoạn văn trên, theo mình, chưa chuẩn Việt hoàn toàn. Cái gì mà Xăn Tếch? Xun Téc chứ! Xăn Tếch là đọc theo kiểu Anh quốc. Cựclực phản đối!
ReplyDeletehihi, nhận được tin nhắn của bạn Mây ở Tin nhắn tức thì mà giờ mới trả lời được bình luận đây này. Dạo này họp hành liên miên, đến bữa thì lại đi gói đồ ở sân ăn uống lên tầng nên cứ như con rô bốt biết nói ý bạn Mây ạ. Khi nào tớ phải làm một chuyến lên tầng 37 chơi với đội Chăm sóc khách hàng mới được. Thôi bạn Mây làm việc vui vẻ nhé, hôm nay đã là thứ 5 rồi đó! Chả mấy chốc mà đến Tết Trung Quốc đấy bạn ạ. Bận này bạn có nghỉ phép không bạn?
ReplyDelete@ Thảo: Gặp được đồng chí với lý tưởng cao cả, tớ mừng! *ôm cái*
ReplyDelete@ Sông: Tớ nhận khuyết điểm với bạn Sông - đúng là công ty tớ nằm ở Thành phố Xun-téc. Nghe lạ mà quen, quen mà lạ, cảm giác thật khó tả...
Í í, "rô bốt" là thế nào, "người máy" chứ! Dạo này đội tớ cũng họp triền miên, buổi trưa cũng ít ăn ở sân ăn uống mà gói đồ mang lên. Tết Trung Quốc tớ không đi đâu cả, Tết cổ truyền âm lịch thì có về (người Việt mà) :P. À máy ảnh và ống kính mới tớ đang để ở cơ quan, bạn Cờ-lê thích thì lên làm người mẫu nhá!
ReplyDeleteỐiiiiii, thế thì từ nay mình phải “trong sáng”, kẻo không lại bị bảo dùng "ngôn ngữ không đúng". Mà bạn Mây nhớ cũng không được dùng tiếng Hán đâu đấy, phải nói tiếng Việt thuần trên cái… hòn đảo Sư tử này, hehe.
ReplyDeleteMình rất thích hai câu thơ này của Lưu Quang Vũ: Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ... Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình.
Chắc mình mắc nợ thiệt rồi, suốt ngày phải chống chọi với Tìm kiếm và Hỗ trợ, với Phản hồi và Trợ giúp… rất nhiều từ các bạn …chăm sóc khách hàng:-D
@ Chi: Đảo này đúng ra gọi là đảo sư tử đuôi cá, nhé. Rồi thì bạn viết lại hai câu thơ phải có ngoặc kép, ghi nguồn trích dẫn (tập thơ, năm sáng tác)... À mà ý, "tìm kiếm" là từ của bên Cờ-lê nhé, bên Ốc-vít đội mình từ ngữ phong phú lắm, bên cạnh "hỗ trợ" còn có "gạ gẫm" nữa cơ :)).
ReplyDeleteở nước nhà, mỗi khi gặp phải những 8x-9x nào hội thoại "pha tiếng" tớ buộc phải cau mày, giống như mình vừa bị ... "xúc phạm nhẹ" :)
ReplyDeletexung quanh nó còn có nhiều thứ sâu xa B-)
Ke cung nen can nhac lai cach dung ngon ngu pha tron linh tinh cua dan du hoc tui minh`. Nhung ma cung kho tranh lam chi a. Du gi thi gi the nao cung bi noi thanh thoi quen, roi minh noi luc nao ko hay biet. Cung nhu la luc em vao trong mien Nam sinh song tuy van noi giong Bac nhung ma phai dung tu` mien Nam. Naughty tieng mien Bac la "nghich" nhung ma xuong den mien nam phai noi "quay" nguoi ta moi hieu? haha
ReplyDeleteAh con nua, em co 1 phat hien nho nho?. Cai bang chu cai tieng Viet nho? nho? xinh xinh cua chi co den 2 chu~ "Y", khong biet la co' tinh` hay la co' y' de nhin cho no' can doi' cai' bang? nhi? ^_^
ReplyDeleteÔi, từ ngày bạn Cờ-lê "chuyển nhượng" phong trào nói tiếng Việt thuầnnnnnnn (không có cả từ mượn) sang bạn Mây thì phận tớ phải nói chuyện với bạn Mây mỗi ngày rất khổ. Trước khi nói, tớ phải uốn cái lưỡi mấy chục lần cơ đấy :p
ReplyDelete@ Hiệp: Ví dụ em đưa ra là cùng tiếng Việt, chỉ là ngôn ngữ địa phương, không sao. Vấn đề là cùng xuất xứ người Việt, sao phải dùng tiếng bồi (toàn các từ đơn giản, không mang tính địa phương hóa) nói chuyện với nhau? Chữ Y cuối chị thêm vào vì lúc đầu không thấy chữ Y, sau thấy rồi thì ngại xóa :D.
ReplyDelete@ Cây-ty: Cờ-lê chỉ bảo là nên nói tiếng Việt, còn chị Chi mới bảo không được sử dụng cả từ mượn và Hán Việt. Bạn Cây-ty chớ phàn nàn, tập đi rồi sẽ quen, quen rồi là nghiện ấy B-).
gặp em em sẽ dịch hết ra tiếng Việt tương tự, miễn là gần giống, không cần đúng, không cần phiên âm [chừng nào hết ý trong đầu mới mượn tới phiên âm]. Như em hay gọi khu Dover em ở là Đỗ Văn/Đỗ Vẻ, Suntec là Mặt Trời Công Nghệ, Yahoo là Da Hươu, MRT là Phương tiện vận chuyển hàng loạt nhanh chóng, PGP là khu Ký túc xá Công Viên Hoàng Tử Giót, OKR là Ký túc xá Kèn Rít Cũ, KFC là Gà Rán Kèn Túc Ký, Golden Village là Kim Thôn...
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-0jeloPEydKjNXtih2kqAWVkJ?p=752
chị đọc chơi :D
quên mất, George trong tiếng Anh có nghĩa là con của nông dân, giống như Jack là Lính, Smith là thợ rèn vậy đó :D
ReplyDelete@ Lọ Lem: Đọc xong rồi không biết mình đang sống ở Tân Gia Ba hay biên giới Việt - Trung nữa :))
ReplyDeleteEm Mây, anh rất lấy làm thú vị khi đọc bài viết này của em và cả những bình luận từ các bạn khác nữa. Tiếng Việt mình đúng là phong phú thật, nhưng mà anh trộm nghĩ đôi lúc nó cứ dài dòng lê thê làm sao ý. Chắc cũng phải vậy thôi vì làm gì có ngôn ngữ nào hoàn hảo em nhỉ. Tuy nhiên anh lại có chút băn khoăn không biết liệu người Việt nên tự hào bao nhiêu phần trăm với tiếng Việt của mình, khi mà hàng "tá" (hay là mười hai???) từ và phát âm có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa hay mượn từ tiếng Pháp? Thế rồi bản thân cái chữ mà anh em mình đang dùng hiện nay cũng chẳng phải do người Việt nghĩ ra. Anh nghĩ là, hay mình hòa trộn liền mấy ngôn ngữ, lấy cái tinh túy nhất của chúng để tạo nên một bản vá lỗi hay nâng cấp cho tiếng Việt của mình nhỉ? Được vậy thì phúc đức cho con cháu biết mấy, thế nhưng có vẻ như hội nhập diễn ra nhanh hơn khả năng chỉnh lý tiếng Việt của cơ quan chức năng, thế cho nên ngôn ngữ tự nó phải tìm cách để thích nghi âu cũng là lẽ thường tình, anh nghĩ vậy.
ReplyDeleteAnh nhớ đợt trước gặp em Mây cũng đã bàn đến việc Việt hóa phiên bản Yahoo Việt Nam, chao ôi, những từ như online/ offline để mà dịch cho hợp hoàn cảnh chắc phải tốn không ít nơ-rông thần kinh mà hóa ra người Việt đọc lại chẳng thấy dễ hiểu. :))
Dạ, những từ thiên về kỹ thuật thì có lẽ hơi khó vì nước mình không phải nơi mà kỹ thuật tiên tiến được phát minh, và do đó ngôn ngữ chưa bắt kịp. Những từ ngữ dùng thường ngày, ví dụ như đại từ nhân xưng, thì em nghĩ không cần thiết phải trộn tiếng nước khác với tiếng Việt vì tiếng Việt cũng có từ tương đương.
ReplyDeleteĐúng là qua các thời đại thì chữ Nôm thành chữ Latin, dần dần xuất hiện thêm các từ mượn, và em cũng chỉ lấy các sách văn học mình được học từ bé để coi đó là tiếng Việt chuẩn. Bây giờ thanh niên nói "I đi chơi với she, she bảo she không love I", và em nghĩ sách văn học bây giờ cũng không dùng ngôn ngữ đó. Chữ "i" biến thành "j", chữ "e" thành "3", "b" thành "p", "qu" thành "w", thì em xem đấy là biến thái, và đọc một đoạn văn tiếng Việt còn lâu hơn tiếng Anh :(. Như thế sự tiếp thu và thích nghi xem ra không dễ dàng bằng ngôn ngữ chuẩn ban đầu anh nhỉ?!
Hôm nay anh mới đọc được bài này của em. Hoàn toàn đồng ý và anh cũng rất sợ tiếng Việt biến thái.
ReplyDelete