Nửa đầu bài phản ánh xu hướng lấy nhiếp ảnh làm đam mê của lớp trẻ, thuần là thực tế, chưa có gì tòi ra cả. Nửa bài sau viết về Lomography, trong đó Lomography được tác giả định nghĩa là trường phái lọ mọ gặp cái gì cũng chụp với bố cục ảnh rải rác. Đọc tới đây gãy mất một răng cửa vì cắn phải sạn rồi. Tiếp theo không có một cái ảnh nào đúng là lomo được lấy ra minh họa cả, chỉ có ảnh chỉnh màu ngả vàng được nhét vào. Vỡ cả răng hàm. Đã không biết thì tìm hiểu, đã không tìm hiểu thì đừng thè lưỡi ra phát ngôn để thiên hạ cắt. Sai. Rỗng.
Mới qua 21/06 có mấy ngày mà báo chí như thế này đây!

--
| ||
Những teen mê “đi săn bắt con nghệ thuật” | ||
Những “tay chơi” rất chất “Đã xưa rồi những môi chúm chím, mắt mở thật to, chụp hắt từ trên xuống”, nhận xét của một nhóm bạn trẻ 9x khi hỏi về phong cách chụp ảnh của teen bây giờ. Trước đây, sắm một chiếc di động có chế độ chụp ảnh khoảng “2 chấm” trở lên là đã có thể có vô vàn kiểu ảnh nghịch ngợm, “chơi chơi” rồi post lên blog để chia sẻ với bạn bè. Các dòng máy di động chụp ảnh được teen ưa chuộng như K của Sony Eriksson vì có ống Carl-Zeis danh tiếng, hay bộ N-Serie của Nokia cũng là lựa chọn không tồi. Chọn một chỗ “yêu yêu” như góc quán cà phê, bên bàn học, trước gương, hay bất cứ chỗ nào thích là teen đã có thể “tự sướng” ngay được. Hôm đó, cả nhóm “quần thảo” ở khu vực ga Gia Lâm, vài ngày sau những tấm ảnh đầu tiên được công bố làm mình sốc lắm. Vì nó rất đẹp, từ độ sắc nét, ánh sáng đến bố cục. Không chỉ bạn bè mà bố mẹ mình cũng ngạc nhiên trước cách chụp của các bạn”. ![]() ![]() ![]() ![]() Vài tấm ảnh trong album của nhóm Fly with Photograph (S.H Group) Nhóm chụp ảnh của Trang chỉ là một ví dụ nhỏ về cả một cộng đồng đam mê nhiếp ảnh và muốn chụp ảnh chuyên nghiệp. Mặc dù không tham gia bất cứ một khoá học nào về nhiếp ảnh, nhưng thông qua diễn đàn, và nhất là kinh nghiệm tự trau dồi với phương châm “trăm hay không bằng tay quen”, “cứ chăm đi bắn thật nhiều khắc lên trình” các bạn trẻ tạo ra một luồng gió mới với bộ môn nhiếp ảnh. Nhiều bức ảnh được chụp bởi các “tay máy” 9x khi được chia sẻ trên mạng đã khiến nhiều anh chị chụp ảnh chuyên nghiệp phải trầm trồ. V.Hiển (25 tuổi, phóng viên) cho biết: “Các bạn teen chụp nghiệp dư có thể dùng bất cứ loại máy nào nhưng đa số là những máy point n shot nhỏ gọn của Sony, Canon, Nikon, Fuji… Những dòng máy này tuy chưa thay được ống kính nhưng cũng đảm bảo cho các bạn chụp ảnh có yêu cầu trung bình. Khoảng 500đô la là các bạn có thể sở hữu 1 máy DSLR cùng 1 ống kính trung bình để “đi săn bắt con nghệ thuật”. Khi đã có máy rồi là đến công đoạn tìm địa điểm, mẫu và lên ý tưởng cho bộ ảnh. Thảo Vân (19 tuổi, V.Đ) đã tham gia nhiều bộ ảnh với vai trò tạo mẫu chia sẻ: “Bọn mình xác định chụp để thỏa mãn đam mê chứ không vì một lý do cá nhân hay thương mại nào, nhưng bọn mình đầu tư, chăm chút cho nó hết mình để nó phải là một cái gì đó ghi dấu ấn của cả nhóm. Có thể là một cô gái đang vật lộn với cuộc sống để tìm ra ý nghĩa thật sự của hạnh phúc, hoặc là một chàng trai mắc chứng bệnh trầm cảm cần đến sự quan tâm của bạn bè, những trăn trở băn khoăn khi bạn tìm con đường riêng cho sự nghiệp… Lomography - Những người “lọ mọ” Thay vì đứng trước ống kính, và tổ chức thành một nhóm đi chụp ảnh là những bạn thích “solo”, dùng những dải màu của mình đề nhìn về cuộc sống, cuộc sống xung quanh và cuộc sống của chính bản thân mình. “Một mình một “súng”, tớ có thể lang thang mỗi buổi trưa hè, “săn” những giọt nắng đang nhảy múa trên một ô cửa nhỏ xinh khuất trong một con phố cổ Hà Nội, hay một cụ già cười móm mém đang phơi chiếu, từng tốp em bé thả diều vào một chiều nắng gió trên Hồ Tây… Tất cả đều là những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống mà tớ muốn lưu giữ lại”, M.Hải (21 tuổi, MTCN HN) tâm sự về những bức ảnh đã cho cậu cảm nhận về cuộc sống và gắn bó với niềm đam mê khó dứt này. Chụp được tấm ảnh ưng ý đã tốn nhiều công sức mà việc giữ gìn, bảo quản máy móc sao cho tốt cũng rất quan trọng. Trọng Thái (19 tuổi, T.P) rất sáng tạo trong việc bảo quản chiếc máy ảnh của mình: “Máy ảnh số kỵ độ ẩm và va đập, nên khi “tác nghiệp” bạn phải có một chiếc túi đeo đủ êm để tránh ảnh hưởng đến máy. Còn khi để tại nhà, tốt nhất là nên có một chiếc tủ chống ẩm và ẩm kế đi kèm, tuy nhiên loại này đắt nên mình mua hộp đựng thức ăn bằng nhựa to và doăng cao su thay thế. Đổ vào đó một chút hạt chống ấm (Silica Gel) có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng hoá chất, chỉ cần 225 g SG là đủ, nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy”. ![]() Thể loại ảnh “Lomography” (chưa có từ tương đương trong tiếng Việt) là phong cách chụp ảnh tự do, không có sắp xếp, bố cục, những tấm ảnh hoàn toàn được chụp ngẫu nhiên được nhiều bạn trẻ “chuyển ngữ” thành “nhiếp ảnh lọ mọ”. Lọ mọ chọn máy, lọ mọ đi tìm từng góc cạnh của cuộc sống để bất ngờ “chộp” lại những hình ảnh chân thật, có thể sẽ không gặp lại lần thứ hai. Và có cả những niềm đam mê nhiếp ảnh nối dài từ đời ông, đời bố đến cậu con trai lại “tập toẹ” vớí máy ảnh cổ. V.Hùng được ông nội và bố “nhượng quyền” sử dụng chiếc máy ảnh Nikon FM2 cùng những bài học vỡ lòng của một “tay chơi” nhiếp ảnh: “Bố mình thì luôn dặn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên mọi lúc mọi nơi, cùng lắm mới phải sử dụng đèn flash và những nguyên tắc cơ bản của bố cục ảnh. Còn ông thì dạy mình điều khiển lên phim, lấy nét, chỉnh tiêu cự hoàn toàn bằng tay.
Mình thích máy ảnh phim vì thực sự chưa có một máy kỹ thuật số nào có thể chọn ra một bức ảnh có độ nét sâu và màu thật như máy phim. Mình hiểu để có thể gắn bó với nó là rất gian nan vì từ tốn tiền phim, bảo quản phim lẫn máy, rửa, tráng ảnh đều phải học hỏi và đầu tư thời gian, công sức nhiều”. ![]()
Ly Vũ |
Ly và Vũ, hình như cả thảy hai mình, mà làm ăn hay ho nhỉ!

Rỗng và sạn to :D :p
ReplyDeletedon't think, just shoot
ReplyDeleteNgười người chụp ảnh, nhà nhà chụp ảnh, thật đáng sợ.
ReplyDeleteÀ, người viết bài thật ra ko biết tẹo nào về Lomography của dân mình đâu và cũng ko đề cập tới khái niệm đó. Ở đây họ đang chơi chữ: "Lọ mọ tự chụp hình" = Lomography đó (Lomo = lọ mọ) :)
ReplyDeleteĐúng là ko hiểu tường tận mà đi viết báo và "sáng tác" ra từ mới thì "teo" quá nhở
ôi xời ơi, chị còn chả buồn đọc hết.
ReplyDelete