Sunday, December 24, 2006

Mất mát cuối năm




Ăn cắp của người lành là bỉ ổi. Ăn cắp của người nghèo còn bỉ ổi hơn. Chưa bao giờ thấy mình nghèo như thế này cho nên chưa bao giờ thấy việc ăn cắp đáng ghét đến mức này! Hắn cuỗm được một chiếc điện thoại cũ xấu xí, cố gắng cuối năm kiếm chác từ nó may ra được 1/3 xâu thịt snack của Old Chang Kee, còn nạn nhân đau khổ vì mất các SMSes đáng ghi nhớ lưu từ 2 năm nay cùng các kiểu số liên lạc, trong khi túi quần túi áo túi xách rỗng tuếch. Dây cắm của charger còn nằm dài trên sàn nhà, mà đêm nay đã không còn gì để charge nữa rồi - nhớ em đến rơm rớm cả nước mắt.

Không phải muốn chửi bậy, nhưng hành động của tên này trong trường hợp này các cụ gọi là "chó cắn áo rách". Phát hiện ra mất em một cái là buột miệng ra ngay câu này , với sắc thái mà diễn viên loại ưu cũng khó mà bắt chước. Giữa nơi đẹp đẽ, bóng sáng như thế mà có người bẩn như thế! Đời lắm chuyện bất ngờ.

Nhá, tôi mà biết hắn là đứa nào tôi đập chết ăn thịt!!!

Còn bây giờ cứ ngồi nhớ em và rủa thầm hắn đã ...

Wednesday, December 20, 2006

Linh tinh

Tập hợp các đoạn hội thoại của các bố mìn (tức nam mẹ mìn):

1.
- Anh xem Flickr của em rồi.
- Thế ạ? Lúc nào? Thế nào? Có comments không ạ?
- Hỏi gì mà liên tục thế?!
- Dồn vào 1 dòng cho đỡ tốn diện tích nhà em.
- Sao em toàn chụp mưa gió hoa hoét nát nhoét thế?
- Mùa mưa không chụp mưa, em biết chụp gì?
- Chụp anh .

2.
- Mai là ngày blah blah blah. Đi đâu ăn không?
- ???
- Ăn đồ Thái, hay Swensen's, hay Crystal Jade...
-
- Sao ngáp?
- Mưa gió lắm, ở nhà ôm chăn thích chí hơn. Nếu anh biết ở đâu dân dã lạ lạ thì em đi.
- Lại đi để chụp ảnh hử?
- Hee...
- Em thích cái gì bất bình thường, giật cục hả?
- E hèm...
- Em thích cái gì trái tính trái nết đúng không?
- È hém ...
- Em bảo thích ở nhà ôm cái gì cho ấm à? Em thích con chuột cống bằng bông không? To bằng chuột thật nhá, đuôi dài và trụi lủi. Anh thấy ở IKEA có, cả rổ, nhìn giống rổ thịt chuột anh mục kích ở bún chả Hàng Mành...

3.
- Em hát với anh mà em liếc người khác thì sao?
- Em đi xa quá rồi đó nhá. Em mà liếc đứa nào khác... lần sau anh không thèm hát với em.
- Anh không hát với em thì... thiệt anh.
- Ôi ai đó lại lên giọng rồi...
- Em có lên giọng đâu, mà em đã lên bao giờ đâu?
- Vâng .

4.
- Sao em toàn vẽ tranh ông già thế?
- Em thích ông già. Ông già tóc ngắn, đỡ tốn chì và tỉ mẩn.
- Sao em không thích vẽ bà già?
- Vì ít mẫu bà già, mới cả bà già tóc dài.
- Sao em không vẽ người trẻ?
- Tại vì không có nếp nhăn, với cả khó thấy sự từng trải.
- Ồi cái cô này! Người trẻ nhìn sáng tạo mà... Có người xinh gái, có người đẹp trai...
- Em không cần mặt xinh mà em cần cái thần trên khuôn mặt.
- Em biết không...
- Em không.
- Cứ chen vào giữa câu là thế nào nhở? Em biết không, anh...
- Anh mới có đôi kính kiểu cú vọ à?
- Khồng, anh hội tụ đủ: cả đẹp trai, cả sự từng trải, cả cái thần hay bần thần gì đó mà em cần .

Tuesday, December 19, 2006

Photo: Ủng hộ cho mùa mưa

Không, em chẳng tản mạn tản mát gì hôm nay đâu. Em chỉ cho phát ảnh vào đây để dân tình bớt phàn nàn về thời tiết. Cứ giả vờ là mưa cũng lung linh đi:

Hang in there... I'm comin'...


Hôm qua em chụp ảnh này trong tình trạng ướt như chuột cống. Trời mưa trắng xóa, cái cán ô em kẹp vào cổ cứ chực rơi xuống, hay bàn tay bé nhỏ của em cố gắng che chắn cho anh khỏi ướt mà hình như vẫn ướt. Em lại còn nhấp nha nhấp nhổm đi chợ nữa mà nhìn giọt nước mưa đẹp không đặng đi. Thiên hạ nhìn em chụp ảnh trong mưa xối xả bằng con mắt bấn loạn, em nhìn lại bằng con mắt của cô bò gặm cỏ . Em tưởng vì nghệ thuật là vui rồi, giờ em mới run, sợ anh vì ngấm mưa mà mốc. Lạy Bụt anh đừng mốc, em chỉ có mình anh, mà theo biên lai của Canon, anh hết hạn bảo hành lâu rồi .

Wednesday, December 13, 2006

Tản mạn: Ở giữa

You & me - 1



1. Thế là thiên hạ cưới. Mùa này có phải mùa cưới không mà mọi thứ cứ náo cả lên?! Không cần phải nhận được cái thiếp nào, mà nghe tin thôi cũng đã ù ù đôi màng nhĩ. Mưa gió tầm tã suốt tuần này sang tuần khác mà cái sự hạnh phúc vẫn cứ ào ạt. Chẳng phải chỉ là chuyện cưới xin, mà hình ảnh người ta kéo vali về thăm nhà dịp lễ trên sân ga cũng là một cái gì đấy. Có thể là chút ghen tỵ, chỉ đơn giản vì họ được tạm sống trong màu hồng và không có thời gian quan tâm đến màu xám bên ngoài. Giữa những náo nhiệt của sum vầy là im lặng của đơn lẻ.



2. Thế là trời hết nắng sang mưa. Lúc đi buổi sáng, mặt trời nhô cao, người ta hăm hở lắm. Lúc về, mưa sấm bão bùng, mọi thứ ảm đạm. Khi đi, cảm nhận được tinh thần sảng khoái đầu ngày. Khi về, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người trở nên thụ động, im lặng và ủ dột như bầy chim ướt cánh, đôi vai so lại trong chiếc áo lạnh. Ngồi giữa khói thuốc lan lan cuối ngày, nghe tiếng bâng quơ nhắc về gió mùa Đông Bắc ở nhà, sẽ có một cảm giác lạ lắm. Trên xe bus và tàu, những chiếc ô cụp, nước nhỏ long tong hòa dần vào các vết chân ướt in trên sàn. Tiếng TVmobile trên xe lạc lõng. Người ta thậm chí cảm nhận được hơi ấm từ ánh đèn neon trên nóc xe. Trẻ con ở nhà trẻ cả ngày, giờ được đón về, dù không được vỗ về cũng không dám khóc. Các bố mẹ hết giờ công sở uể oải. Những mi mắt cụp, ánh nhìn chong chong xuống sàn hay màn mưa trắng ngoài cửa sổ, chỉ nhìn để mà nhìn thôi, còn đâu có gì quyến rũ những đôi mắt. Ngày ngày, giữa những nắng hửng là âm u.



3. Thế là hiểu thêm sự đa dạng của con người, qua văn chương và thực tế. Người tưởng chỉ là xã giao hóa ra thành tâm giao, thật đáng quý. Và người tưởng chỉ có một khuôn mặt thôi lại có số nhiều. Cát phủ không che kín được, gió thổi cát bay. Những lời thân thiện, dòng văn thơ ngọt ngào, tếu táo đùa vui, bằng cấp cao, hay thành công sự nghiệp không đủ để làm thay đổi được ấn tượng không tốt về nhân cách, nếu không nói là chúng có phần làm người ta băn khoăn hơn, bởi người có ngần ấy thứ tốt lẽ ra phải tốt. Tuy nhiên vẫn còn may mắn, giữa những vàng đen là nhiên liệu để đốt đi thôi, người ta còn có vàng trắng để mà giữ và trân trọng.



4. Thế là khắp nơi là những bước chân. Chỗ này, ga này, mình đã từng đứng đợi. Ở kia, bạn đã từng chờ. Phòng ấy, anh đã từng ngồi học. Cầu thang kia, chị đã từng bước lên. Mỗi nơi là hàng nghìn bước chân. Với mỗi bước đi, ta đã bỏ qua bao nhiêu bước chân khác ở giữa. Xa quá rồi cái thời ai đã từng đặt chân lên một nơi nào đó. Một hôm đi qua, nhận ra giữa một bước chân hôm nay là bao nhiêu vết giày của những hôm qua. Cũng nhiều bài học lắm chứ.



5. Chẳng biết giữa hai đầu của giai đoạn này, ta đã bỏ qua những gì?!




Thursday, November 16, 2006

Tản mạn: Thơm

Image Hosted by ImageShack.us

Một chuỗi mùi vị tạo nên sự phong phú cho cuộc sống. "Phong phú" nghe có vẻ tích cực quá, thực ra là sự đa dạng. Cứ cho rằng một giờ đồng hồ ta lại nhận thấy một mùi riêng, vậy... Không cần dài dòng, máy tính đưa ra kết quả: 8760 mùi trong một năm. Khoa học làm cho sự việc máy móc ở chỗ đấy. Con số rất oai, nhưng thực tế là xung quanh cái góc thị đi ra đi vào mỗi ngày, căn hộ khép kín thị lấy làm nơi ẩn náu, khu vực thị dạo qua dạo lại cả năm trời, ngày nào cũng lặp lại một số mùi mà thị lấy làm một trong những nguồn vốn tạo sự đa dạng của cuộc sống.

Tuy nhiên, tất cả qua rồi. Thị chẳng dời đi đâu khác cả, nhưng quan điểm của thị đổi thay. Thị tưởng hàng ngày mũi thị hít ra hít vào cái không khí quen thuộc ấy, thị phải hiểu nó lắm. Chắc hẳn ai cũng nghĩ thế, và tin thế.

Một. Ai cũng biết xà phòng tắm thì thơm, đã cho lên người là phải thơm, và điều này rõ ràng đối với tất cả, từ những người sạch sẽ khó tính đến các đối tượng xuề xòa với bản thân. Đã ai thử để hỗn hợp loãng nước xà phòng tắm (nước sạch) qua ngày? Sạch tương đối, bởi đó ít nhất không phải là hỗn hợp đã qua sử dụng. Và hôm sau ngửi xem... Không thơm nữa, không thể coi là thơm, mà là hắc - một mùi hóa chất rất xà-phòng-tính nhưng mũi người khó để gần lâu được vì nó chẳng còn giống như nó lúc ban đầu. Thị không nhớ Hóa học nữa, không biết do trong nước có lắm thứ tạp chất hay do đặc tính của loại xà phòng, nhưng ấn tượng mỹ miều của thị về xà phòng giảm sút trông thấy. Đấy, thứ mà thị tưởng rằng thơm là bản chất mà một ngày chợt hóa ra không.

Hai. Cà phê là một thức uống, lúc được coi là dân dã, lúc lại coi là thú chơi của người sành sỏi, cao sang. Cũng là tùy cách thưởng thức, tùy loại cà phê, tùy cách pha thêm sữa, kem, đường, nhưng bản chất không thay đổi: nước cà phê được chế từ hạt cà phê nâu nâu mộc mạc. Trước đây thị ít khi dùng cà phê và cũng không thích dùng. Sáng nay trời xanh cao, nắng dịu ấm và gió hiu hiu làm tóc thị bay rung rung, thị phấn khởi quyết định đun nước và làm một nhấp cà phê. Bữa sáng trôi qua nhanh và cũng không để lại ấn tượng quá lớn vì dù sao nhiều việc phải làm choán gần hết bộ nhớ của thị. Những ngón tay lướt trên bàn phím máy tính mãi cũng mỏi, và như mọi lần, thị thỉnh thong đưa một tay lên chống cằm. Một mùi khen khét khẽ luồn qua lọn tóc bay trên má và lẩn quất quanh khuôn mặt thị. Mùi khét dễ chịu thế, nhẹ thôi mà dường như nó đưa thị ra khỏi thế giới của tường gạch, màn hình, và khung cửa sắt. Thị không mất nhiều thời gian để tìm nguồn gốc của mùi hương ấy - nó từ những ngón tay lỡ chạm vào vài hạt bột cà phê nhỏ như bụi khi thị mở gói pha nước buổi sáng. Chẳng biết do đó là cà phê Việt Nam, do tinh thần thị phấn khởi đầu ngày, hay do cà phê bây giờ đổi khác mà thị bỗng thấy ngạc nhiên khi nhận ra mình yêu mùi hương ấy. Những hạt cà phê từ xưa lưu lại trong thị một hình ảnh không hề quyến rũ - màu nâu xỉn, tròn, ngắn, và thô kệch. Khói cà phê nghi ngút bay ra từ chiếc máy pha bằng nhôm dày Đông Âu dùng từ thời bao cấp của bố để vương lại trong trí nhớ của thị một mùi khét giống như cơm khê vậy. Giờ thì khác, thị lại yêu mùi khen khét ấy của cà phê, yêu cái dân dã mộc mạc toát ra từ nó, một tình yêu đơn giản của một người thiếu chất sành. Nhưng có khác gì đâu khi tình cảm là không đong đếm so bì được, thị hài lòng với điều đó. Và... đấy, thứ mà thị tưởng thơm không phải là bản chất hóa ra lại đúng thế.

...

Thị chưa đủ chín chắn như người trung niên hay bậc phụ lão để có thể khề khà mà rằng: "Bao nhiêu người đã đi qua đời tôi. Tôi hiểu bản chất họ chứ!" Tuy nhiên, thị cũng tiếp xúc đủ để hiểu rằng bản chất không thể nào giấu giếm được. Thị, như nhiều người khác, cũng đầu tư vào nhiều mối quan hệ, và một số kết quả tiêu cực không lường trước luôn khiến con người ta sững sờ, rồi mất đi một chút lòng tin, so đo thêm một chút, nghi ngờ thêm một chút. Vậy nhưng cũng tồn tại những sợi dây thị vốn cho là mỏng mảnh thôi, hời hợt và trôi nổi thôi, lại một ngày nào đấy thể hiện sức kết nối chặt chẽ đáng ngạc nhiên. Nghĩ về mình, đơn giản lắm, thị không thể quá dịu hiền, nết na nếu đó không phải là cá tính thị sở hữu; thị không có khả năng cầm dao chặt phăng những chiếc đầu cá khi thị không bao giờ dám hé mắt nhìn; và dù là một giữa xã hội con người còn đói kém thời buổi bao cấp, thị có lẽ cũng không thể tung chân đá khiến con mèo rình ăn bay vọt từ bếp ra sân như cô Lý trong "Mùa lá rụng trong vườn". Có khi người nào cũng thế, chỉ có thể là bản thân người ta. Cuộc sống giống như những cuộc phỏng vấn - nếu anh biết anh không hợp với công việc ấy, không thích công việc ấy, anh khó lòng vượt qua khỏi những nhà tuyển dụng tinh tế, và nếu anh may (hay không may) được nhận vào làm, anh có trụ nổi một thời gian dài?

Những người đi trước, những người khôn ngoan, những sách vở, những ca dao tục ngữ khuyên con người phải biết chọn lọc, không chỉ ở các mối quan hệ mà còn ở những việc ta cân nhắc, cái nào nên làm trước cái nào, và có nên làm hay không. Ồ, tối nay thị sẽ lại đun nước pha cà phê, thị yêu cà phê rồi, yêu cái thơm tho trong bản chất của nó. Thị sẽ lại nhấm nháp, và, để xem nào, thử cân nhắc...

Sunday, November 5, 2006

Tản mạn: Thèm






Cái thèm xảy ra khi người ta không có cái mà người ta muốn. Theo lập luận này, lúc nào con người ta chẳng thèm, tuy thế có đôi lúc ta thấy thèm nhiều hơn những lúc khác.



Thèm được bận rộn và hết lòng với công việc mình yêu thích. Suốt mấy năm nay chỉ làm những việc, học những cái mà ta không có tình yêu với chúng. Lúc đầu còn tự thuyết phục (hay huyễn hoặc) bản thân rằng thì là mà... Rằng thì học mãi, làm mãi sẽ ổn thôi. Rằng thì học và làm những thứ này sẽ giúp ích cho sau này. Rằng thì phải quen sống với những ràng buộc của thực tế, mà sống suốt như thế từ lớp 1 cho đến giờ rồi có sao đâu. Nhưng cái thực tế mà ta nói tới - bao gồm tương lai, việc làm, hay cái gì tương tự thế - đều là những cái xa xôi, trong khi thực tế mà mắt nhìn thấy được, tay sờ thấy được, tai nghe thấy được, là ầm ầm những phản đối từ bản thân mình. Không tự ép mình được, cái gì thích thì kết quả tốt dù học lơ tơ mơ thôi, cái gì không thích thì có đầu tư gấp vài lần thời gian và công sức cũng không nhúc nhích lên được. Khốn nỗi cái không thích là cái chính, là ngành học đã chọn. Không rõ có bao nhiêu người cảm thấy bức bách vì mâu thuẫn giống thế, không rõ bao nhiêu trong số họ vượt được phản ứng do chính bản thân tạo ra.



Thèm rằng công việc mình yêu thích và hết lòng vì nó nuôi sống được mình. Điều này quan trọng lắm, vì đó là miếng cơm manh áo mà. Văn học Việt Nam thời 1930-45 thể hiện cảnh sống đau khổ của các nhà văn, nhà thơ khi hành nghề viết mà lòng luôn mặc cảm bởi bốn chữ "cơm, áo, gạo, tiền". Mình chẳng văn không thơ, nhưng cái thèm cũng giống như thế. Chưa đi làm thì thèm được đi làm, đi làm chịu để đế quốc - tư bản bóc lột thì lại thèm chút thời gian được là chính mình, được tung hê mọi cái nặng nề của việc công sở để hưởng thụ những đam mê nhẹ nhàng vốn là màu sắc của cuộc sống. Giá mà việc công sở là chính những đam mê ấy, giá mà những đam mê ấy giúp ta kiếm được bát cơm, mua được chiếc bút chì tốt - không yêu cầu suốt ngày gọt, mà gọt một lần là gãy vẹt cả đi, cầm được cái máy ảnh mà chụp một kiểu thôi đã ưng ý lắm rồi - không cần phải chèm chẹp tiếc vì tốc độ chụp quá chậm, để con ruồi mắt đỏ đẹp đẽ trên lá vội co chân bay đi mất... Bởi vì đơn giản lắm, "có thực mới vực được đạo", và khi lòng không yên ổn về một cuộc sống thực tế thiếu thốn ảm đạm, những đam mê trở thành xa xỉ.



Thèm học đàn. Chẳng hiểu cuộc sống nó cuốn ta đi thế nào, nhưng sao chưa bao giờ có thời gian để học đàn?! Dự định lập ra nhiều lắm, mà khi vào guồng quay thì cứ quay cuồng mãi, thời gian vùn vụt, cản trở này này chồng lấp chướng ngại kia, toàn những cái ngắn hạn trước mắt, và ước muốn dài hạn vẫn cứ xa vời. Quay lại những điều đã nói ở trên, có lẽ nó xa xỉ thật. Có bao giờ là muộn để học cái gì? Biết là đã "lỡ thì" để bắt đầu, nhưng hình như không có nghĩa là không thể.



Thèm giao lưu. Ấy thế mới lạ, cái thèm lại xuất phát từ một tính cách trầm. Do hoàn cảnh xô đẩy hay do thay đổi quan niệm mà bỗng dưng giao lưu trở thành một điều kiện cần. Gặp người chẳng nói được gì mấy theo bản tính, nhưng vẫn cần gặp. Nhiều khi đơn giản chỉ là nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc, nó nhắc nhở cho ta biết rằng ta thuộc về một nhóm của xã hội. Bỏ qua việc phân tích những lý thuyết về cái cần của Maslow, đây đơn giản có lẽ là tâm lý bầy đàn của con người, kể cả người sôi nổi lẫn kẻ hướng nội.



Ngẫm mãi rồi cuối cùng hiểu là con người ta cần những phút yên ắng giữa cuộc đời dồn dập. Vẫn là bệnh nghĩ lung quá, để tự làm mình mệt mỏi. Bây giờ thèm được không phải nghĩ gì, nhưng có ai cho rằng nghĩ là bản năng của con người, ép bản thân không được nghĩ là đi ngược lại lẽ thường? Có đến lúc nào đầu óc rỗng quá lại thèm được nghĩ không? Lại nghĩ... Lại thèm...




Sunday, October 22, 2006

Vẽ - 4





Ừm, cuối cùng cũng xong. Sau năm năm bị để mốc trong tập tranh, nó đã được hoàn thành. Hứng nhất thời nên tranh chỉ chụp được bằng máy ảnh, trong điều kiện thiếu sáng, và vài vết tích của chiếc tẩy còn lưu lại trên mặt ông ngậm tẩu này. Thế, nhưng mà vẫn thấy tàm tạm.


Image

 


Chẳng hiểu vì mưa gió sau gần một tháng khô hanh và nồng khói hay vì hoàn cảnh chủ quan mà hôm nay có một sự thôi thúc cầm bút chì. Bút quá tù – chẳng buồn gọt, hay đúng hơn là có cảm giác như không đủ thời gian để gọt. Tẩy vỡ - mặc kệ, vỡ thì cũng vẫn là cao su, vẫn dùng tốt. Và đồ nghề là âm nhạc, gió, một cây bút chì tù, một viên tẩy vỡ, hai miếng giấy nhỏ để trải mờ, và một hứng thú lớn.








Một phần những đồ lề bất động:


Stationary tools





Công cụ di động - bàn tay bôi quệt dính đầy bột chì:



Mobile tool



 


Con người khi vui chắc hẳn không muốn làm những việc chỉ đòi hỏi một mình mình cùng với khoảng không gian chật hẹp như thế này – người ta cần sự chia sẻ náo nhiệt và một khoảng không rộng rãi. Vậy không biết có phải từ nơi tăm tối mà ta tìm thấy hứng thú?!


 

Wednesday, October 18, 2006

Tản mạn: Trảy hội

Theo l thưng, ngưi ta try hi theo mùa, tc mùa gì thc y, mùa gì tíu tít xung đưng mùa y. Tôi không theo mùa màng, mà sng – theo như mt s ngưi phàn nàn – “cc kỳ tùy hng”. Cái hng đây đưc nói ti theo đúng nghĩa ca nó, nghĩa là làm khi nào thích, và không thích thì bt cũng khó (nói “cũng khó” là cho d nghe, nói “đi nào mà đưc” hay thông thưng là “quên đi” thì dân tình li ch tay phê bình gu). Vì sao Trung Thu mi đưc ăn bánh nưng bánh do, vì sao Tết mi đưc ăn bánh chưng? Tôi lúc nào ăn nhng thc y cũng thy như ăn gia mùa hi, và giữa mùa hội ăn chúng cũng thấy như giữa ngày thường.


Hôm nay đang có hng. Có hng t sáng đến đêm.


Sáng. Đáng l phi làm nhng vic quan trng đ chun b cho cuc gp g bui chiu thì tôi dy sm đc truyn. Mưi lăm phút bt dy khi câu chuyn đang đc d mt ln, ln nào cũng đnh thn đưc mình có vic h trng ban chiu, nhưng ln nào cũng ngưc mt lên trn nhà, ngm k cái đèn, ri tc lưi mt cái li th mình vào “vũng bùn ti li”.


Ti. Vn hng, hng làm vic khác. Thi tiết thay đi hành h cái d dày. Đau vã m hôi, cng vi không khí oi nng do khói mù mt my tun nay, mt mũi c đ bng, trông li ra cái thế hng hào khe khon. Bng đau mà soi gương li thy đưc v phn chn, và thế là phn chn tht. L m bui ti cm dúm sa bt đưc bn tng, vng, đúng mt dúm, xin t hi nào vi mc đích gì không nh na, cùng mt bch sa tươi và mt bát sa chua nguyên cht, hùng h vào bếp làm sa chua. Đun sa tươi, pha sa bt, khuy khuy, ngi ngi, rót rót, mà cái quan trng nht là nhit kế đ đo nhit đ sa thì đu bếp không có. Tuy nhiên khi có hng trong công vic thì thiếu thn và hành h không phi vn đ ln, lòng vn đy háo hc ch đến ngày mai xem sn phm. Đây cũng là mơ ưc c đi – công vic mình làm tạo cho mình hứng thú đến như vậy.


Đêm. Màn sa chua vn chưa gii quyết hết cái hng, gia đêm vác máy nh b nhà ra đi. Chp lách tách mt hi thì t cưi ngưng. Hôm trưc còn ha h cưi cái Lud đi chp nh mà máy hết pin, hôm nay tôi rơi đúng vào hoàn cnh như thế. Đành lang thang vòng qua ch đnh mua ni chui v gm cho có vitamin chui. Đang đau d dày mà đi mua chui tiêu v ăn – nếu không đ ti cái hng thì chc chn s có ngưi mng là mt trí hoàn toàn. May, hay không may, ch hết chui. Kế hoch đi lâu không thành, cái mun mua thì không có, cái mun chp cũng đành nhìn bt lc. Nguây nguy quay v. Bng hi d có khi nào trong đi mt điu gì ta mong ưc s đt đưc trn vn hay không. Ch nhìn thy nhng chưng ngi vt, nhng vic dang d, và thm trách mt cái gì đó vô hình, có th là bn thân, có th là gì khác na. Hay khi đt đưc ri ngưi ta thưng cho rng nó dĩ nhiên phi hin din trong đi này, sau tất cả những nỗ lực?!


Thnh thong có hng thú đy, nhưng bn cht của hng thú là s không liên tục. Càng ngày càng trầm – ngưi ta có l thy tôi đón nhn các tin bun và tin vui gn như nhau. Phn ng im lng thưng trc hơn. Chán im lng, mà phc ai lm cũng im lng. Đng ý im lng, mà bt bình cũng im lng. Nhìn li nhng gì đã làm trong ngày trên, ch thy mt chui nhng cnh trong v kch ch có mt nhân vt. Vn đ ch nhân vt chưa thy v kch t nht. Nhng c gng trong vic thay đi cách nghĩ ca bn thân không th thành, và có ngưi khuyên nh không cn phi c, các bài hc trong thc tế có sc mnh thay đi con ngưi ta. Mi có hai bài hc lin k, ng ngàng nhưng vẫn thy phn khi vì bn thân đã dn hc đưc cách linh đng theo thc tế. Biết đâu s đến lúc thm thía mà xut hin mt con ngưi mi – biết try hi theo mùa.


 

Tuesday, October 3, 2006

October 04, 2006 - Già

Chính thức già, một lần nữa.

Về chuyện già, khó mà dám gấu được.

Image Image

Friday, September 8, 2006

Tản mạn: Tiền

Người ta cho tiền là thứ tế nhị, là thứ mà chỉ thêm một ít thôi thì thành tham mà kém một ít thôi thì mất đi một cơ hội nào đó.


Trẻ con không biết tiền là gì. Tiền là cái chúng trao đổi để có được thức mà mình mong ước: dăm ba cái kẹo đỏ xanh, chiếc ô-tô nhựa, chú gấu bông. Mà thực ra theo phương pháp nuôi dạy của các cụ thì trẻ con không được cầm tiền, thích gì thì nói, bố mẹ ông bà sẽ mua cho nếu có thể, do đó trẻ con thường không biết tiền. Với chúng vòi vĩnh để có được cái mình muốn chỉ tốn chút giọng để mè nheo, gào thét hay vài giọt nước mắt giả khổ.


Lớn thêm một chút, tiền là mấy nghìn mẹ cho để đút vào cặp, lỡ khi xe đạp tuột xích hay thủng săm. Với những ai thích ăn quà vặt hoặc có bố mẹ đưa đón thì vài nghìn đó dành cho các cô các bà bán lỉnh kỉnh đủ loại sấu me và nước gì đó trong hàng chục chiếc cốc chỉ được rửa trong cùng một cái xô nước. Tiền đơn giản thế.


Lên đại học, tiền được nhìn theo dạng học bổng ít hay nhiều, và phần còn lại sau khi đã trả tiền nhà cùng bao nhiêu các khoản không tên khác là một con số gồm ba hay hai chữ số. Nói vậy chứ khi là sinh viên lúc nào cũng hớn hở, không mấy khi ta nhìn vào tờ tổng kết tiền trong tài khoản hàng tháng. Khi tiêu cứ tiêu, thèm kem thì mua kem, thích chiếc áo là có áo, muốn xem phim là có phim, chỉ may ra đến một ngày đẹp trời, tự nhiên thôi thúc cái ý nghĩ cần phải đi xem hòa nhạc thì lúc ấy mới nắn bóp ví tiền và kiểm tra nguồn vốn của mình. Mẹ hay bảo mua mớ rau thiếu hai trăm đồng cũng không mua được, con trẻ vẫn chẳng hiểu gì đâu.


Nói quanh nói quẩn, cuối cùng thì từ lúc sinh ra cho đến đại học, suy nghĩ về tiền bạc vô tư và đơn giản lắm. Cho đến khi tốt nghiệp và trong lúc lang thang tìm chọn việc làm… Mỗi tờ hóa đơn là một quả bom, bom tích trữ đầy trong nhà. Mỗi một quả bom được mang đến được đựng trong phong bì trắng muốt, nhưng đố dám mở đấy! Vừa mở vừa run, và chỉ một hai tháng đầu thôi, sau thì không thèm mở nữa. Tiền điện thoại vài tháng không trả, thỉnh thoảng hé một mắt đọc hóa đơn mới biết nhà bưu chính viễn thông họ còn phạt ta thêm 50 cents phí gửi giấy báo nộp tiền chậm nữa. Nhưng mà kệ, 50 cents ấy mua được cái thảnh thơi tinh thần tạm thời trong những tháng ngày căng thẳng… Không dám nghĩ đến ngày đổ ụp một đống tiền điện thoại cho họ, lúc ấy là mìn nổ chứ chẳng phải bom nữa rồi.


Giữa những phút không thảnh thơi là những phút mơ hồ. Chợt nghĩ đến một giai đoạn cuộc sống nào đó ta có đủ điều kiện để nuông chiều một vài đam mê… Một chiếc máy ảnh ống kính nhạy, một chút thời gian để cầm bút chì lên vẽ mà không có gì thúc đằng sau lưng, một chiếc xe đạp để thoát khỏi động cơ tàu xe rung bần bật và ồn ào phố xá, một căn phòng nhỏ đầy nắng gió… Ngẫm lại thấy ta có cần giàu đâu, chỉ cần thêm một ít ngoài tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, tiền đặt cọc các loại dịch vụ, tiền internet, tiền ăn uống, tiền xà phòng… Tính tái tính hồi thì thấy việc chiều chuộng đam mê là gì đấy kếch sù quá rồi. Quả thật, giữa những phút không thảnh thơi là những phút mơ hồ, mà phút nào phút nào cũng xoay quanh một phương tiện cơ bản: tiền.


Tiền là gì, tính cách như thế nào? Tham lam hay thiệt thòi? Đến khi già rồi ta mới bắt đầu đặt câu hỏi.

Saturday, September 2, 2006

2/9/2006

Tình hình là đi diễn về có nhiều cảm xúc và suy nghĩ rất lẫn lộn. Không biết nên thất vọng, vui, bình thường, hay tiếc gì đó. Hay có khi tất cả những thứ tả pí lù ấy. Những căng thẳng, những hào hứng, những chia tay, những chào đón, những cảm ơn, những ngượng nghịu... Cuối cùng vẫn quy về một việc, ấy là hiểu thêm về con người và cuộc sống.



Mọi thứ diễn ra trong khối óc và trái tim cũng lẫn lộn như bữa điểm tâm giữa đêm khuya hôm nay. Một miếng prata chấm curry lại được kèm theo một ngụm Milo. Cái ngọt mặn lẫn lộn, và mọi suy nghĩ, cảm xúc như được thể nổi loạn. Bình thường curry là một món gần như kiêng, hôm nay được chiêu thêm những ngụm Milo lại hóa ra chấp nhận được, và cảm thấy thực ra lắm khi ta có thể làm được nhiều hơn mình nghĩ. Hy vọng mọi thứ đang xáo trộn kia sẽ được sắp xếp lại ngăn nắp và logic vào một ngày đẹp trời nắng ráo.



Rượu chưa uống mà đã say.

Thursday, August 24, 2006

Ho^m nay [talking crap]

Hôm nay tình cờ nói chuyện nhiều mới nhận ra được nhiều điều.


Hôm nay ở giữa các câu chuyện, càng giới thiệu thì càng thấy mình, bản thân mình ấy, thật khó chơi. Một là mâu thuẫn: các suy nghĩ đá nhau oành oạch. Hai là những trăn trở về sự đổi mới trong việc trừng trị pháp luật thật kinh dị. Chuyện này, tuy thế, vẫn phải học hỏi từ một anh bạn đặc biệt. Ba là thấy bản thân mình hay to còi nhưng cũng phạm luật ầm ầm - sáng nay đuổi tiễn Trâu chạy qua đường bất chấp xe cộ đang nhiệt tình lăn bánh khi đèn vừa chuyển xanh, và vừa mới bị tố cáo là chuyên chụp ảnh phi pháp trên máy bay.


Hôm nay có người chèn ép người khác. Những mánh ấy không lạ, nhưng sao vẫn khiến ta phải suy nghĩ. Nhận ra đã luôn nghĩ quá nhiều và ít khi liều. Cuộc sống chắc phải liều một tý mới thú vị. Chuyện liều hôm nay là dám mời một bạn mới quen ăn món mình nấu. Ý kiến phản hồi của thực khách không có, nhưng thật lòng cũng không dám mong.


Hôm nay nhà có internet. Ăn mừng bằng cách tự cho phép thức muộn một tý. Có thức muộn mới lang thang để ý thấy lan can nhà mình rất hoa hòe hoa sói. Các chú thợ sơn lan can ở cửa ra vào màu da cam, ở phòng khách màu hồng. Liệu phòng mình có thể làm mới bằng một sắc xanh lu-mi-nơ?


Hôm nay mới để ý các cháu mẫu giáo dưới nhà. Xinh quá, và líu lo như bầy chim. Chỉ thương các cháu chưa biết đánh vần chữ “sữa” đã phải xé dán tranh chữ “I love Singapore”. Trẻ con cần phải được tự do cho sáng tạo. Ừ mà người lớn như cô cũng cần.


Hôm nay hai bác thợ xây dựng được giao nhiệm vụ treo biển “Safety is a culture. Cultivate it.” Chiếc thang hai bác sử dụng cứ lung lay lạ lùng.


Hôm nay biểu hiện hơi khác, không dưng bỗng đồng bóng hẳn. Tự nhiên hẹn hò đến thăm mấy người liền. Suy cho cùng lại quay về một chân lý ở trên: cứ phải liều mới thú vị.

Wednesday, June 28, 2006

He.p va` ro^.ng

Máy tính của tôi đã được đưa đi bảo hành hôm nay. Chỉ một tiếng đồng hồ thoát khỏi trung tâm thành phố mà cảm giác tôi khác hẳn. Cỏ lau và một bầu trời xanh trong đầy tràn nắng đem lại sự tự do, hay ít ra là cảm giác được tự do. Thành phố chẳng có tội gì cả, nhưng sự chật chội của nhà cao tầng và những gốc cây to tạo ra kìm hãm, mà cái kìm hãm ấy không chỉ về mặt vật thể mà còn là tâm tưởng. Có thế mới trân trọng một bãi cỏ lau hay đơn giản một chiếc cột đèn dáng mềm mại trên nền trời cuối chiều.



Image



Khi đi, ra mới gần đến Expo mà người tôi đã có cảm giác háo hức lâng lâng như được kéo chiếc vali nặng quen thuộc khắp sảnh sân bay Changi trong lúc suy nghĩ chỉ đặt về một nơi xa xôi mà gần gụi lắm: nhà.




Về lại trung tâm thành phố khi trời đã sập tối. Cảm giác bó buộc bắt đầu quay lại, và khoảng không cá nhân hẹp dần cho đến khi tôi nhìn thấy người ăn xin ấy. Một ông già người châu Âu, vẻ cằn cỗi lộ rõ trên gương mặt lấm lem, trong bộ áo quần mà khi nhìn chúng ông lão bán kem dạo người gốc Trung Hoa gần đấy cũng có thể thở dài yên tâm cho địa vị của mình. Người ông cao lắm, một khung xương điển hình của người châu Âu, nhưng nhìn thoáng qua ông chỉ có gày mòn và hốc hác. Cái mà người châu Âu hay phân biệt với các tộc người khác là nước da trắng hồng không còn vết tích trên khuôn mặt, bàn tay hay bàn chân ông. Ông ngồi yên đấy bên vệ đường bụi bặm, thổi sáo, cùng một chiếc khay xin sự trợ giúp từ những người châu Á giữa phố xá với ánh điện dường như soi sáng được không khí và các cửa hàng xa hoa. Không hiểu vì sao tôi cảm thấy xót. Gặp một người ăn xin, cảm xúc đầu tiên là thương cảm, nhưng khi này là xót. Tôi mặc định rằng người da trắng sinh ra thường sống sung sướng về vật chất, và khi thấy họ khổ hơn mình, khổ như những người ăn xin quanh mình, tôi không chịu chấp nhận. Tôi không muốn tin mắt mình khi xem cảnh người dân Nam Tư khổ sở tị nạn khi bị đánh bom. Đấy là trên vô tuyến, và tôi hoài nghi lắm, thậm chí còn tự an ủi rằng họ sẽ sống sướng như cũ ngay thôi để phù hợp với quan niệm mặc định của mình. Còn bây giờ là thực tế, nó chứng minh cái mặc định kia hoàn toàn chắc khỏe, nên tôi xót. Rất nhiều. Ai đó có thể nghĩ tôi sùng bái người phương Tây, nhưng ngược lại, tôi đang nghĩ người phương Tây có bớt phân biệt màu da không khi nhìn thấy một hay nhiều người da trắng của họ xin ăn trên đường phố của người phương Đông như thế này. Tôi đơn giản lắm, tôi chỉ khó chấp nhận khi mặc định của tôi dựa trên thực tế, mà thực tế toàn chỉ chứng minh điều ngược lại với lý tưởng của nhiều người.


 

Lại về chuyện khi tôi nhìn thấy người đàn ông ấy, bỗng nhiên mọi thứ tan biến mất, sự bó hẹp không còn nữa. Cuộc sống tôi còn rộng rãi lắm so với người châu Âu ăn xin kia. Những khổ sở qua ngày của tôi thoắt trở nên những nỗi buồn tẹp nhẹp. Chẳng gì cả, mọi thứ của tôi đều sẽ có thể giải quyết được, bởi người đàn ông châu Âu cùng đáy xã hội Singapore phát triển kia còn xoay tìm được một góc phố, một lối đi, một cách sống để tồn tại có ý nghĩa trên cuộc đời chật hẹp này.




Wednesday, June 14, 2006

Phoeyyy...

Ui giời ơi mệt...

Monday, June 12, 2006

Ba`n tay




Đào, xới, bới, móc… Lật những lớp đất khô và cứng.


Chưa thấy gì. Đôi bàn tay vẫn còn mềm mại và chưa có vết xước nào.


Lại đào, lại bới. Vẫn chưa thấy gì. Bàn tay đã hơi mỏi, nhưng biết không thể dừng lại ở đây. Nghỉ một quãng và đào tiếp, tìm tiếp.


Chưa biết bao giờ tìm thấy. Có lẽ khi bàn tay đã thô ráp, chai sạn hơn? Không hẳn thế, có bàn tay cần có cả khối óc, có việc đào bới tìm kiếm phải có suy nghĩ.


Ít nhất, và cũng quan trọng nhất, cần biết mình đang tìm cái gì. Có biết mới được có hy vọng.


Và tiếp tục đào, tiếp tục tìm…





Wednesday, June 7, 2006

Tản mạn: Hình ảnh


window pane


Ngày nào không mưa không nắng thì được xem là ngày đẹp trời. Ngày nào mưa rất to, sấm thì thùng và chớp nhì nhằng nghĩa là ngày đó rất đẹp. Tuy nhiên không thể ngày nào cũng rất đẹp được, và do đó tôi tự khiến mình bằng lòng với một ngày đẹp trời. Hôm nay là một ngày đẹp trời như thế, tôi có hứng thú và lâu lắm rồi tôi mới ngồi nhìn lại đoạn đường ngắn ngủi hơn một tháng mình vừa đi qua.

Nếp sống đã thay đổi nhiều lắm. Thay vì sáng dậy lơ mơ không nhớ rõ hôm nay có tiết học gì, bây giờ sáng dậy tôi chỉ nghĩ đến cái máy ảnh. Cái máy ảnh rất đơn giản, không hào nhoáng (dù trông có “điển trai” hơn sau khi cậu bạn chụp ảnh bắt bóc gỡ miếng nylon dán bảo vệ trên màn hình đã xoắn lại qua ngày tháng), không nhiều chức năng (thậm chí trong cái không nhiều ấy, phần lớn tôi còn chưa luận ra), và thế nên nhìn bao quát, cái máy ảnh không là gì cả. Cho dù mất nó tôi cũng không tiếc lắm về mặt vật chất vì bản thân nó chưa bao giờ được xếp cạnh một chiếc bán chuyên nghiệp Canon S3IS hay thấp hơn là Finepix S5500, dù chỉ trong suy nghĩ của tôi, nhưng giá trị tinh thần của nó là không kể hết. Không mấy khi ta sở hữu một thứ không là gì cả nhưng là tất cả! Tôi chọn mua nó cách đây một năm, với ý thích đầu tiên và ngô nghê nhất của một người mua máy ảnh là vỏ máy có màu hồng chết (tông màu xỉn) rất hợp với con mắt nhìn của tôi. Tuy đơn giản là ý thích về màu sắc kỳ dị nhưng tôi lại đem lòng yêu chiếc máy ảnh của mình với một tình yêu rất lạ, như hẳn nó là người hiểu được tâm tư tôi nghĩ gì vậy. Bước qua bao con phố lát đá tối tăm quyến rũ của Thụy Sỹ, luồn lách dưới gầm thư viện NUS, ngã xe đạp ở Pulau Ubin, trầm tư nơi phố cổ Hội An, lang thang trong im lặng trên đường Orchard ngày đêm náo nhiệt, đó là người thú vị và (can đảm) gắn mình với tôi nhiều nhất trong một thời gian ngắn. Điều này đi ngược lại với quan điểm của tôi về các mối quan hệ, nhưng lại khiến tôi yêu thích, nên phần nào chứng minh sự thay đổi trong tư duy của bản thân.

Trước kia chụp một loạt ảnh xong, tôi không giấu được sự hồi hộp đến phút đưa ảnh vào máy tính và ngồi nhận xét. Bây giờ tôi chụp nhiều hơn trước, nhưng cũng e dè hơn trước, và không còn háo hức đưa ảnh vào máy tính rồi ngắm chúng nữa. Flickr đi vào cuộc sống của tôi như một thước đo giá trị nghệ thuật, một thứ nghệ thuật rất tự nhiên, thể hiện thế giới quan và tính cách mỗi con người chứ không mang tính chuyên nghiệp trong khuôn khổ mà học vấn xây dựng cho các tay thợ chụp ảnh. Tôi thấy mình nhỏ bé và hàng triệu nhân tài chụp ảnh ngoài kia đang đánh giá tôi. Tôi cẩn thận hơn khi đưa ảnh lên bộ sưu tập ấy, và vì thế cũng khắt khe hơn khi tự đánh giá những gì mình chụp được.

Cũng vì những màu sắc, có âm ỉ, có sống động, của cuộc sống bao quanh mình, âm nhạc không còn chiếm phần nhiều thời gian của tôi nữa. Chiếc máy tính xách tay không nhiều khi được mở ra chỉ để nghe nhạc như trước, và các chương trình “giao lưu” trực tuyến (bạn biết đó là gì!) tự nhiên trở nên hời hợt. Tôi thấy yêu hình ảnh hơn, vai trò của âm thanh thu nhỏ lại, và tôi bỗng cần được nói chuyện trực triếp với các bạn mình, nhìn sắc thái tình cảm trên khuôn mặt họ hơn là qua những khung cửa sổ ảo trên một màn hình quá bé nhỏ so với không gian bao quanh tôi. Những chương trình “giao lưu” ấy kỳ diệu thật, nhưng chúng vô vị một khi ta nhận ra vẻ đẹp của các vật thể quanh mình. Một vết dầu xe loang dưới mặt đường trong ánh nắng rạng rỡ sau mưa, một cánh chim hớt hải khi mặt trời sắp sửa tắt nắng, một đôi khóe mắt nhăn nheo bên bờ cát phẳng và mặt biển êm…

Đã bao giờ bạn nhận ra như thế?! Cuộc sống ở bên ngoài khung cửa sổ.



Friday, May 26, 2006

Cuộc nói chuyện hiệu quả

Buổi sáng cô tỉnh giấc bởi những tiếng giày nện trên sàn gạch hành lang và tiếng động mạnh do hai cánh cổng sắt nặng nề của tầng cô ở bị buông và đập vào khung. Còn sớm lắm nhưng nắng đã vàng chứa chan trên cả rừng cây xa xa, từng cụm mây trắng xốp từ tốn lướt qua khung cửa sổ rộng nơi giường cô nằm. Uể oải ngồi dậy, cô vươn vai và miễn cưỡng chờ đợi lúc căn phòng được hâm nóng lên bởi nụ cười của mặt trời.


Bước ra bếp. Bếp không có gió như mọi khi, và cô có cảm giác bếp càng nóng hơn khi chỉ còn một vài vật dụng nấu nướng của cô – bạn bè cùng tầng đã dọn đi hết, cô sống qua những ngày không nói chuyện trực tiếp với ai và những buổi tối sợ hãi vì từng cơn gió mạnh hun hút ngoài hành lang. Hôm nay nhiều người qua lại ngoài hành lang quá, lại chỉ toàn những người thợ kỹ thuật. Cô ngầm hiểu sắp có sửa chữa quanh đây.


Trưa. Hai người đàn ông không mặt đồng phục, không đeo biển hiệu rảo bước dọc hành lang ngoài phòng cô và dừng lại trước cửa phòng. Họ gọi cô, thông báo cô phải chuyển sang khu nhà khác bởi ở đây sắp có xây dựng và hạn cuối để chuyển ra đã là ngày hôm qua. Cô tin họ, bởi những gì cô thấy cả buổi sáng đã phần nào nói lên điều đó. Cô xuống ban quản lý khu nhà và được chỉ dẫn gặp người phụ trách vấn đề này. Một người phụ nữ to béo, mặc một chiếc váy (hay áo) trùm dài từ cổ xuống gót chân, chào cô với một ánh mắt không vẻ thân thiện. Chiếc váy làm bà ta trông thấp hơn và tròn hơn.



-  Bây giờ thì cô đã muốn chuyển nhà sao?


-  Xin lỗi bà, vừa có người cho tôi biết.


-  Thông báo đã dán khắp nơi, sao cô không chịu đọc?


-  Tôi không được thấy một thông báo nào cả. Những người sống quanh tôi cũng không biết.


-  Cô sống một mình một tầng mà cô không thắc mắc về việc bạn cùng ở đã chuyển đi sao?


-  Tôi không, vì họ về nhà của họ trong dịp nghỉ này.


-  Không đâu, họ chuyển sang các khu khác đấy mà cô thì không hề biết.


-  Không phải đâu, họ về với gia đình mà.


-  [Im lặng một chút] Nhưng thật sự cô không chịu đọc thông báo!


-  Tôi nhắc lại là tôi không thấy thông báo nào…


Chưa kịp để cô kết thúc câu, bà ta quày quả bước ra khỏi chỗ ngồi có vẻ chật chội so với thân hình phốp pháp của mình và bước nhanh ra cửa. Cô đứng yên một lúc trước hành động không giải thích của bà, rồi chợt nhận ra và bước theo. Bà đi nhanh hơn cô tưởng, và chẳng mấy chốc đã đứng trước một bức tường kính, trên có dán hàng chục thông báo trong suốt cả năm học. Bà chỉ vào hai tờ giấy A3 kín chữ ở xa xa bằng ngón tay ngắn múp míp và nói ngắn gọn: “Đấy, nó đây.” Cô không biết thực sự, cô chưa nhìn thấy chúng bao giờ. Đối với một người thích thiết kế và có khá nhiều kinh nghiệm thiết kế các tờ quảng cáo, tờ rơi, và thông báo như cô, cô không bao giờ bỏ qua một thông báo nào trên tường, chưa nói tới việc cô luôn bình luận về bất cứ tờ thông báo nào trong đầu về thiết kế hình ảnh, về lời lẽ chữ nghĩa, và do đó về chất lượng tác động của chúng. Giờ bà phụ trách nhìn cô tỏ vẻ không hài lòng, và cô, sau dòng suy nghĩ nhanh của mình, càng khẳng định cô chưa nhìn thấy chúng. Bà ta khó chịu về sự ương bướng của cô ra mặt nên chỉ kết luận nhanh: “Tôi không biết. Tôi đã cho người dán khắp các thang máy ngày mùng năm, và hôm nay đã là hai nhăm rồi. Tôi không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của cô nữa.” Đoạn bà lại quày quả đi về chỗ ngồi của mình bên trong ban quản lý, rồi bà nhìn lịch và tuyên bố đầy thương hại:


-  Thôi được, cô đã chậm thì tôi cho cô đến chiều mai phải chuyển xong rồi và đưa chìa khóa phòng cũ cho tôi. Tôi đưa cô chìa khóa vào phòng mới đây.


Cô sửng sốt với quyết định của bà vì mọi năm cô thường mất một tuần để thư thả, bình tĩnh dọn đồ đạc cho kỹ. Cô phản đối:



-  Tôi không biết về việc này. Đồ của tôi rất nhiều và tôi không thể dọn trong tối hôm nay và ngày mai sang khu khác được. Tôi cần có người giúp...


-  Thì sao nào? Cô nhờ bạn bè cô. Bây giờ mới ba bốn giờ chiều mà. Cô còn cả chiều, cả tối, và cả ngày mai (?!).


-  Ngày mai tôi có kế hoạch khác của tôi. Tôi xin lỗi bà, nhưng bạn bè tôi không phải cứ gọi là có mặt tập hợp như quân đội được.


-  Tôi chẳng biết, tôi cho cô đến chiều mai.


-  Thứ bảy hay chủ nhật được không bà? Tôi thực sự cần sự giúp đỡ, vả lại tôi vẫn ở đây, tôi vẫn là khách hàng của công ty nhà ở của bà.


-  Không! Cô phải chuyển trong ngày mai.


-  Thế này là vô lý, tôi không thể làm được như bà muốn. Xung quanh tôi ở các tầng khác vẫn có người ở đấy thôi, chứng tỏ họ cũng không có cơ hội đọc được thông báo của bà.


-  Tôi chịu thôi. Cô thích thì vào nói chuyện tiếp với đại diện của OSA.


“Cám ơn bà!”, cô nói với giọng mỉa mai và bỏ ra cửa. Đằng sau tiếng bà phụ trách còn í ới một câu gì đó. Cô trở về phòng mình và ngồi thừ ra, cô biết phải làm sao?! Cô nhìn xung quanh mình với một nhà đồ đạc và thở dài ngán ngẩm. Cô mở trang báo điện tử ra đọc, định buông xuôi và thực hiện chính sách chây ì. Nhưng ngẫm lại thấy không ổn nếu như ngày kia thôi có ông thợ kỹ thuật bước vào phòng cô và yêu cầu cô nhường chỗ cho ông ta để ông ta sửa chữa. Cô ngao ngán đứng dậy, tay chống vào hông đứng ngẫm nghĩ, và cuối cùng cô nghĩ mình đành phải làm thế...


Khoảng sáu giờ chiều, điện thoại đổ dồn. Cô nhấc máy và tiếng bà phụ trách vang lên: “Tôi cần câu trả lời của cô. Bao giờ cô chuyển đi được, nói cho tôi biết.” Cô giữ ý kiến mình: “Thứ bảy, thưa bà.”, nhưng lại đệm thêm: “Nhưng lúc nãy chính bà định thời gian cho tôi là chiều mai cơ mà!” “Thôi được, tôi cho cô chín giờ sáng thứ bảy, cô phải trả chìa khóa cho tôi. À, cô bảo với mấy người ở các tầng khác hộ tôi là phải chuyển đi ngay nhé...", tiếng bà phụ trách xa xa trong điện thoại, một chút gì đó mà cô không buồn nghe tiếp…


Buông máy, cô thở dài buồn bã. Sự thay đổi quyết định của bà phụ trách sau khi nghĩ lại về trường hợp của cô đã ảnh hưởng đến kế hoạch vội vàng mà cô lúc nãy đã đặt ra. Một người bạn hảo tâm khi nghe cô kể về thời hạn chuyển nhà đã cáo bỏ cuộc họp quan trọng để đến giúp cô chuyển đồ trong tối nay…